Hộp giảm tốc 1 cấp được dùng nhiều trong các ứng dụng ở các nhà máy công nghiệp không yêu cầu tỷ số truyền quá cao. Bài viết này sẽ đưa ra các thông tin cơ bản về hộp 1 cấp như cấu tạo, phân loại, ưu điểm và ứng dụng.

 

1. Hộp giảm tốc 1 cấp là gì?

 

 Hộp giảm tốc 1 cấp là một thiết bị cơ khí có một bộ giảm tốc. Loại sản phẩm này được dùng nhiều trong các ứng dụng không yêu cầu tỷ số truyền quá cao hay moment xoắn đầu ra không quá lớn.

 

2. Phân loại hộp giảm tốc 1 cấp.

 

2.1. Hộp giảm tốc 1 cấp trục vít WP
 

 Hộp giảm tốc trục vít ốc vít 1 cấp WP có với hình dạng bầu bỉnh, vỏ làm bằng gang, tỷ số truyền giao động từ 1:10 đến 1:60. Hộp giảm tốc này được dùng cho motor cho công suất dưới 11kW.

 Hộp số này có kích thước và khối lượng lớn hơn so với hộp số NMRV có cùng size.

 Đặc trưng của loại hộp số này là có rất nhiều hình dáng khác nhau, bao gồm WPA (hộp giảm tốc đầu vào cốt dưới), WPS (hộp giảm tốc đầu vào cốt trên), WPO (hộp giảm tốc dạng úp), WPX (hộp giảm tốc dạng ngửa).
 

(Ảnh 4 loại hộp giảm tốc WPA, WPS, WPO, WPX)

 

<Xem thêm: Hộp số giảm tốc WP>

 

 2.2. Hộp giảm tốc 1 cấp NMRV
 

 Hộp giảm tốc 1 cấp NMRV là một biến thể trục đầu ra cốt âm mặt bích của hộp số giảm tốc trục vít ốc vít. Loại này có cấu tạo vuông vắn hơn, đặc trưng loại này là có trục đầu ra cốt âm, mặt bích và bên ngoài được sơn màu xanh và gọn nhẹ hơn so với hộp số WP có cùng kích thước.

 Nếu như dạng hộp số WP có nhiều biến thể khác nhau thì loại này chỉ có 1 kiểu dáng duy nhất, thế nhưng NMRV lại có nhiều phụ kiện đi kèm như trục (shaft), mặt bích (flange), cánh tay đòn chống xoay ngược.

 

(Hộp số NMRV (MTW) Nara Samyang)

 

2.3. Hộp số giảm cấp 1 cấp bánh răng côn trục nghiêng.
 

 Đây là loại bánh răng côn được dùng nhiều trong các ứng dụng truyền động yêu cầu khả năng chịu tải và hiệu suất truyền động cao. Nguyên nhân là do rãnh bánh răng cong nên diện tích tiếp xúc giữa các bánh răng lớn hơn dẫn đến cường độ làm việc cao hơn và tiếng ồn gây ra thấp hơn.

 Tuy nhiên, loại hộp số cấp 1 này thường nặng hơn và cồng kềnh hơn so với các hộp số cấp 1 khác có cùng kích thước.


(Hộp số bánh răng côn trục nghiêng kèm trục số)

 

3. Ưu điểm của hộp giảm tốc 1 cấp.

 

 Nhìn chung, hộp giảm tốc 1 cấp có những ưu điểm sau:

  •  Đa dạng về kiểu loại, tỷ số truyền, công suất, đáp ứng các tiêu chí khác nhau.

  •  Gọn nhẹ hơn hộp giảm tốc 2 cấp.

  •  Tiết kiệm chi phí hơn khi dùng trong các ứng dụng không cần moment xoắn đầu ra quá cao.

  •  Ít bị hư hỏng hơn so với hộp giảm tốc 2 cấp vì kết cấu bên trong ít phức tạp hơn.

 

4. Nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc 1 cấp.

 

 Nguyên lý hoạt động hộp giảm tốc 1 cấp hoạt động như sau:

 - Thiết bị cung cấp năng lượng (thường là motor điện) sẽ truyền chuyển động quay cho đầu vào hộp giảm tốc.

 - Khi bánh răng đầu vào quay sẽ làm cho bánh răng đầu ra quay thông qua các rãnh tiếp xúc giữa các bánh răng.

 - Bánh răng đầu ra quay khiến cho trục đầu ra quay.

 - Trục đầu ra truyền năng lượng cho thiết bị nhận truyền động thích hợp thông qua khớp nối hoặc mặt bích.

 Nhìn chung, hộp giảm tốc 1 cấp chỉ có 1 lần thay đổi tỷ số truyền duy nhất, trong khi hộp giảm tốc 2 cấp có 2 lần thay đổi tỳ số truyền.

 

 5. Ứng dụng của hộp giảm tốc 1 cấp.

 

 Tùy vào loại hộp giảm tốc mà có những ứng dụng chuyên biệt, cụ thể:

 - Hộp số WP: ứng dụng trong máy ép, máy đúc, máy khuấy, máy cuốn, băng chuyền,...

 - Hộp số NMRV: dùng trong thang máy, cửa tự động, các thiết bị tự động hóa.

 - Hộp giảm tốc bánh răng côn trục nghiêng: máy phát điện, máy đột dập, máy cắt, máy trộn cao su,...

Lên đầu trang