Hộp giảm tốc cốt âm (hay còn gọi tên khác là hộp số cốt âm, hộp giảm tốc trục âm, hollow shaft) là một thiết bị cơ khí quan trọng dùng trong truyền động và giảm tốc với tên tiếng anh phổ biến là hollow shaft gearbox. Dưới đây là các thông tin cơ bản liên quan đến loại hộp giảm tốc này.

MỤC LỤC

1. Đặc điểm nhận dạng hộp số giảm tốc cốt âm.

2. Các loại hộp giảm tốc cốt âm.

3. Ưu điểm của hộp số giảm tốc cốt âm.

4. Cấu tạo hộp số giảm tốc cốt âm.

5. Ứng dụng hộp số giảm tốc cốt âm.

 

1. Đặc điểm nhận dạng hộp số giảm tốc cốt âm.

 

   Đây không phải là một dạng hộp số riêng biệt, nó chỉ là một dạng biến thể của trục đầu ra. Khi đầu ra của hộp số gắn trục (dạng trục rỗng) thì được gọi là cốt âm (Hộp giảm tốc cốt âm). Phần cốt âm của thiết bị cơ khí kia được kết nối với trục đầu vào của thiết bị nhận truyền động thông qua phương đáp đóng trục (shaft assembly technique) 

 

2. Các loại hộp giảm tốc cốt âm

 

   Có hai loại hộp số cốt âm thường được sử dụng là hộp số nmrv và hộp số bánh răng côn.

 

   2.1. Hộp số NMRV

 

   Hộp giảm tốc NMRV là tên gọi chính thống của hộp giảm tốc trục vít có trục đầu vào và đầu ra đều là cốt âm mặt bích.

   Sản phẩm hộp số NMRV của Nara Samyang có những đặc điểm sau:

- Đa dạng công suất, tỷ số truyền.

- Hộp 1 cấp có tỷ số truyền từ 1/10 đến 1/100, hộp 2 cấp có tỷ số truyền từ 1/200 đến 1/5000.

- Đa dạng thiết kế, gồm trục ra cốt âm hoặc mặt bích, thích hợp để lắp ngang và dọc.

- Khối lượng nhẹ vì làm bằng nhôm hộp kim.

- Ngoài ra hộp Đa dạng trục đầu vào (1 trục, 2 trục, cốt âm, mặt bích) và trục đầu ra (1 trục, 2 trục, mặt bích)

  XEM THÊM: Thông tin chi tiết hộp số NMRV.

 

   2.2. Hộp số bánh răng côn trục nghiêng

 

Hộp giảm tốc bánh răng côn nổi bật với lực moment xoắn cao hơn hẳn so với các hộp số cùng kích thước. Hộp số bánh răng côn cốt âm của Nara Samyang có những đặc điểm nổi bật sau:

- Moment xoắn lớn

- Đa dạng về công suất (0.2kW ~ 55kW), tỷ số truyền (1/7~1/175) và kiểu lắp (ngang, dọc).

- Đa dạng kiểu trục đầu vào và đầu ra (cốt âm, mặt bích).

- Có thể lắp đặt ở không gian giới hạn.

- Hiệu suất lên đến 90% và tuổi thọ lâu.

  XEM THÊM: Thông tin chi tiết hộp giảm tốc bánh răng côn

 

3. Ưu điểm của hộp số giảm tốc cốt âm

 

   Hộp giảm tốc cốt âm có những ưu điểm sau:

- Tiết kiệm chi phí: Tuổi thọ cao, có thể sử dụng trong thời gian dài nên tiết kiệm được chi phí bảo trì bảo dưỡng.

- Gọn nhẹ: dù có khối lượng nhẹ hơn nhưng hộp cốt âm có thể truyền được mức tải tương đương so với hộp giảm tốc trục dương có cùng kích thước. Việc thiết kế nhỏ gọn cũng giúp cho hộp số sử dụng được trong những không gian chật hẹp.

- Tiết kiệm năng lượng: hộp giảm tốc cốt âm cần ít năng lượng hơn để khởi động hay dừng hoạt động.

- Chịu được nhiệt độ cao: vì thiết kế hộp giảm tốc trục âm thường đơn giản nên chúng ít bị ảnh hưởng đến việc vận hành trong trường hợp bóp méo, biến dạng do nhiệt độ cao gây ra.

- Có sự đa dạng về công suất, tỷ số truyền và kiểu lắp.

 

   Tuy nhiên, hộp số giảm tốc trục âm cũng có những hạn chế như:

- Khả năng mất cân bằng cao: vì kết cấu hộp giảm tốc cốt âm nhẹ hơn so với cốt dương vì thế có thể bị mất cân bằng do sự rung chuyển trong quá trình vận hành. Vì thế, cần sử dụng thiết bị chống xoay ngược (Torque Arm).

- Việc tháo lắp bảo trì bảo dưỡng còn phức tạp.

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.

 

4. Cấu tạo hộp giảm tốc cốt âm

 

   Hộp giảm tốc cốt âm có cấu tạo tương tự như một hộp số thông thường, tuy nhiên đầu ra của thiết bị cơ khí này không có trục, tức cốt âm. Dưới đây là ảnh minh họa cấu tạo hộp số nmrv cốt âm.

Cụ thể:

- Vỏ hộp số: để bảo vệ các phụ tùng cơ khí bên trong hộp số, chứa chất bôi trơn.

- Bộ truyền động: Các cặp bánh răng ăn khớp với nhau, có tác dụng truyền động và tạo ra tỷ số truyền.

- Đầu vào: nơi nhận truyền động từ động cơ. Đầu vào có trục là cốt âm hoặc cốt dương, trường hợp ảnh trên trục đầu vào là cốt âm.

- Đầu ra: nơi truyền truyền động đến các thiết bị cơ khí thích hợp. Đầu ra có trục là cốt âm hoặc cốt dương, trường hợp ảnh trên trục đầu ra là cốt dương. Một hộp số có đầu ra cốt âm được gọi là hộp số cốt âm.

- Ổ lăn: giảm ma sát giữa các bộ phận khi chuyển động.

- Phớt dầu: dùng để loại bỏ bụi bẩn, nước hoặc các chất gây ô nhiễm khác cũng như giữ được chất bôi trơn (thường là nhớt) ở lại trong trục quay, từ đó giúp thiết bị cơ khí hạn chế ăn mòn bởi ma sát.

 

   XEM THÊM: Cấu tạo hộp giảm tốc như thế nào?

 

5. Ứng dụng hộp số giảm tốc cốt âm

 

   Nhìn chung, hộp số giảm tốc cốt âm có ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, ở những mảng như robot, máy CNC, băng tải và lĩnh vực y tế. Cụ thể:

- Mảng robot và tự động hóa: động cơ gắn hộp số cốt âm được sử dụng trong những giải pháp về cánh tay robot hoặc những yêu cầu khác cần moment xoắn cao.

- Máy công cụ: hộp giảm tốc cốt âm được dùng trong các thiết bị cắt yêu cầu sự chính xác và chuyển động trơn tru, mượt mà.

- Băng tải, băng chuyền: hộp số giảm tốc cốt âm được dùng trong việc biến chuyển động quay của motor thành chuyển động thẳng để di chuyển sản phẩm trên một băng chuyền.

- Mảng y tế: hộp giảm tốc cốt âm được dùng trong các thiết bị quan trọng ngành y tế như máy X-quang, máy quét với ứng dụng chính là tạo ra chuyển động mượt mà cho các loại máy trên.

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được công khai. * là trường bắt buộc bạn phải điền.

Lên đầu trang